Trò chơi vỗ tay – Clapping games

Hôm bữa mình dùng tay diễn kịch thì hôm nay mình dùng tay làm cái khác nha: VỖ TAY.

Mình từ nhỏ tới lớn biết mỗi một bài duy nhất của trò này, mà lại là bài chế nữa: “Quả địa cầu có bốn đại dương“. Mình nghĩ chắc 8x nào cũng biết bài này rồi đúng không? Mà bài này thì làm sao mà đem dạy trẻ, nhất là khúc cuối còn “…là cái binh vô mặt“(!).

Cho tới khi mình làm quen với các học liệu để dạy Tiếng Anh theo Steiner, ôi trời ơi tha hồ mà hát, đọc vè, vỗ tay theo nhịp, … mà vui là vỗ tay với bạn đó chứ, chứ vỗ tay như trong mấy buổi văn nghệ karaoke thì đâu có gì đặc biệt đâu heng! Cho nên hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về trò này nha.

Chơi để làm gì?

Chắc chắn là để vui rồi. Người ta vui quá cũng vỗ tay mà. Vui nên vỗ tay, vỗ tay cũng vui.

Một điểm khác là để cảm nhận tiết tấu (beat). Nếu ngôn ngữ có nhịp điệu (rhythm), thì thơ vè hoặc bài hát sẽ có tiết tấu. Nắm được tiết tấu, trẻ sẽ diễn đọc tốt hơn, hát đúng nhịp hơn, và sẽ cảm nhạc tốt hơn.

Nhưng mà quan trọng nhất là vui. Vui thiệt luôn đó!

Chơi làm sao?

Dễ lắm! Chia cặp ra để chơi.

Đó là level căn bản, cao cấp hơn nữa là vỗ tay theo nhóm trong vòng tròn luôn. Chút nữa mình sẽ cho bạn coi một clip minh hoạ, nhìn là đã thấy vui rồi đừng nói ngồi lại chơi nha.

Mình cần chuẩn bị những gì?

Khi mới bắt đầu dạy hoạt động này, mình cứ nghĩ là vỗ tay thì chỉ vỗ thôi, vừa vỗ vừa hát là được. Nhưng mà không! Trẻ chỉ tập trung vô phần vỗ tay (để kịp nhịp), bỏ lại một mình cô giáo hát solo. Tiếng Việt thì dễ, vì là ngôn ngữ mẹ đẻ mà, nghe đi nghe lại là thuộc thôi, còn Tiếng Anh thì khó hơn, sao đọc cho suôn sẻ từ đầu đến cuối giờ?

Vậy nên mình chia làm 2 bước chuẩn bị:

Bước 1: Giới thiệu bài hát/vè cho trẻ thuộc và làm quen với nhịp của bài.

Bước 2: Hát và vỗ tay một mình, có thể là vỗ vào không khí hoặc vỗ lên đùi mình nè, để trẻ quen với nhịp và vỗ tay trái/phải. Mình nhắc trẻ mặc định luôn bắt đầu với tay phải cho đỡ nhầm lẫn.

Mình lặp lại như vậy trong một buổi cho trẻ quen, tiết học sau thì bắt đầu chơi luôn. Cái vui trong trò này là vừa phải đọc/hát vừa phải vỗ tay, và khi quen rồi thì tăng tốc lên.

Khi trẻ đã quen với hoạt động này, và bắt nhịp được với tiết tấu, thì mình chỉ cần giới thiệu cách vỗ tay thôi là trẻ sẽ nắm được. Tất nhiên là phải đảm bảo các bạn nhỏ đó thuộc lời bài hát nha (bằng cách khuyến khích vừa hát vừa vỗ tay như cô).

[Update: Mình nhận ra là cần phải lưu ý phần này kỹ hơn: Đó là nếu bạn dự định dạy trò chơi vỗ tay khoảng 3 tháng, thì bạn cứ việc vừa vỗ vừa hát thôi, không cần phải chia làm 2 bước như mình. Với thời gian lâu dài và sự lặp đi lặp lại, thì bài hát hay động tác khó cỡ nào, trẻ cũng làm được hết à. Nhưng nhớ để ý hát sao cho lời bài hát rơi đúng vô nhịp vỗ tay thì trẻ mới mau thuộc nha.

Còn đối với trẻ tiểu học thì bạn cứ vừa vỗ vừa hát thôi, không cần chia làm chi.]

Một số ví dụ

Một số lưu ý là những bài mình đưa ở đây là để dạy Tiếng Anh mầm non hoặc lớp 1 (với lyrics lặp đi lặp lại và dễ nhớ), chứ không đơn thuần chỉ là chơi vỗ tay; thành ra những bài như “DOUBLE DOUBLE” (lyrics không gồm các câu đầy đủ chủ – vị) hoặc “BABY 1,2,3 HEAD AND SHOULDERS” hay “SAY SAY OH PLAYMATE” (lyrics đẹp ơi đẹp nhưng khó nhớ) mình không liệt kê, nhưng mấy trò đó thì mấy bạn preteens hay teens thích vô cùng thích đó nha.

Bài đầu tiên là bài thuộc dạng “vỡ lòng” cho trẻ em bản xứ. Con nít thích bài này lắm. Bản của mình hơi khác với bản original chút nha (chỉ có vỗ tay, không có vỗ lên đùi).

PEASE PORRIDGE HOT
Pease porridge hot, pease porridge cold,
Pease porridge in the pot nine days old,
Some like it hot, some like it cold,
Some like it in the pot nine days old.

3 bước như vầy nha:

Một bài nữa cũng dễ thương không kém nè:

A SAILOR WENT TO SEA
A sailor went to sea, sea, sea,
To see what he could see, see, see,
But all that he could see, see, see,
Was the bottom of the deep blue sea, sea, sea.

Một khi đã quen với tiết tấu, và các cách giữ nhịp khác nhau, bạn có thể tha hồ mà biến tấu, hoặc tự nghĩ ra cách vỗ tay luôn. Như bài này, bài yêu thích của mình, mình tự nghĩ ra cách vỗ luôn:

MS LUCY HAD A BABY

Miss Lucy had a baby,
She called him “Tiny Tim”!
She put him in the bathtub
To see if he could swim.

He drank up all the water,
He ate up all the soap.
He tried to eat the bathtub
But it wouldn’t go down his throat.

Miss Lucy called the doctor,
Miss Lucy called the nurse.
Miss Lucy called the lady with the alligator purse.

In came the doctor,
In came the nurse.
In came the lady with the alligator purse.

‘Mumps’ – said the doctor.
‘Measles’- said the nurse.
‘Nothing’ – said the lady with the alligator purse.

Out went the doctor,
Out went the nurse.
Out went the lady with the alligator purse.

Ngoài ra còn rất nhiều những bài khác mà bạn có thể kiếm trên mạng, chỉ cần search “hand-clapping games” là ra. Mấy bài mình vừa post trên đây cũng có trên Youtube nữa nè, nhưng mà mấy bạn coi clip của mình trước đi nha hahaha.

Ví dụ này là rõ nhất cho việc tạo rhythm từ việc vỗ tay. Trong clip không có lời, nhưng mình nghĩ khi hướng dẫn bằng tiếng Anh thì cũng đã có dạy ngôn ngữ trong đó. Mình nghĩ các bạn chừng lớp 6-7 trở lên chắc sẽ rất thích.

Một ứng dụng của hand-clapping vào âm nhạc, level khó ơi là khó là bài “WHITE WINTER HYMNAL” của nhóm Pentatonix. Bài này học trò lớp 9 của mình rất thích, các bạn đã tập hát và vỗ tay để diễn văn nghệ luôn đó.

Chúc các bạn chơi thiệt là vui nha.

Chan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *