Thơ, Thơ ngắn trong Giảng dạy Tiếng Anh (Verses and Rhymes)

Hôm nay mình muốn nói về các bài thơ và thơ ngắn trong giảng dạy Tiếng Anh.

Đầu tiên, mình phân biệt Verse với Rhyme ha.

Verses (Thơ)

Verse, trong khuôn khổ bài này, là các bài thơ có vần điệu, có thể dài hoặc ngắn. Ví dụ, trẻ tiểu học Waldorf thường bắt đầu buổi học của mình bằng Morning Verse:

“The Sun with loving light
Makes bright for me each day,
The soul with spirit power
Gives strength unto my limbs,
In sunlight shining clear
I revere, Oh God,
The strength of humankind,
Which Thou so graciously
Has planted in my soul,
That I with all my might,
May love to work and learn.
From Thee stream light and strength
To Thee rise love and thanks.”

Bài này mình không rõ ai là người dịch ra tiếng Việt, nhưng nội dung là như vầy:

Mặt trời với ánh sáng thương yêu
Soi rọi cho con ngày mỗi ngày
Tâm hồn với sức mạnh tinh thần
Cho tay chân con được mạnh mẽ
Trong ánh nắng sáng soi vạn vật
Ôi Đấng tạo hóa, con kính trọng vô ngần
Sức mạnh con người Ngài gieo mầm
Vào sâu trong tâm hồn của con
Để con cùng với sức lực này
Có thể yêu lao động và học tập
Từ Người toả ánh sáng và sức mạnh
Hướng về Người, con dâng tình yêu thương
Hướng về Người con dâng lòng biết ơn.

Rhymes (Thơ ngắn)

Còn Rhymes (Thơ ngắn) thì là những bài thơ có vần điệu (thường là hiệp vần cách mỗi dòng), nhưng nó ngắn. Haha. Cho nên các bạn hay nghe người ta gọi mấy bài thơ ngắn trong trường mẫu giáo là “Nursery Rhymes” là vậy á. Mấy bài này hạp với con nít.

Ví dụ kinh điển nha:

“Baa baa black sheep,
Have you any wool?
Yes sir, yes sir
Three bags full.
One for the Master
One for the Dame
And one for the little boy
Who lives down the lane.”

Bài này khỏi dịch làm chi luôn heng 😉

Tới đây thôi là bạn đã có thể google ra vô thiên lủng các bài thơ để dùng trong lớp rồi ha. Cho nên mình sẽ giới thiệu mấy bài mà (có thể) bạn sẽ khó tìm thấy một cách dễ dàng, do nó không phổ biến trên mạng lắm, hoặc do mình gà quá chưa kiếm ra nguồn online haha.

Trước khi viết ra, mình muốn nhắc lại về nhịp điệu khi đọc các bài rhymes này. Trẻ con học thông qua nhịp điệu, cho nên nếu bạn đọc một bài thơ có vần điệu, với giọng ngắt nghỉ có nhịp điệu, thêm sương sương vài động tác, và thiệt sự cảm thấy vui, thì không lý gì trẻ không nhớ hết á. À, tất nhiên là bạn cần lặp đi lặp lại, và kiên nhẫn chờ trẻ đọc theo nghen, đừng có hối, tụi nhỏ quay ra ghét luôn thì tèo 😭

Mình đã ngờ ngợ về cách nhấn nhá khi đọc rhymes, nhưng cho đến khi mình tận mắt thấy một cô giáo mầm non ở Úc (trẻ nhưng siêu giỏi mà lại khiêm nhường, thật may mắn cho mình khi mình được gặp và làm việc chung, để học hỏi, dù chỉ trong thời gian ngắn), thì mình mới chắc chắn hơn về điều này. Để mình ví dụ cho bạn heng, xem đọc bình thường và đọc có vần thì độ ép-phê khác nhau sao ha:

AN ELEPHANT GOES LIKE THIS AND THAT

“An elephant goes like this and that,
He’s very very big,
And he’s very very fat.
He has no fingers,
And he has no toes,
But goodness gracious,
What a nose!”

So sánh 2 cách đọc
Thêm chút “hành động” nghen.

Có rất nhiều bài về con vật dễ thương như vậy á! Hoặc về thiên nhiên nè:

LITTLE CHERRY STONE

“I had a little cherry stone.
I planted it in the ground.
And when I came to look at it,
A tiny sprout I found.
The sprout it grew up day by day,
Until it was a tree.
I picked some cherries off of it,
And had them for my tea. Yum yum.”

Bài này trẻ mầm non thích lắm.

Mấy bài này dễ thương xỉu luôn heng. Đôi khi mình suy nghĩ ý tưởng nhưng kiếm bài hoài không ra, hoặc bài ngắn quá không đủ “đô” thì mình viết thêm verse, hoặc viết mới luôn cũng được nè.

Ví dụ bài hát này mình muốn thêm mấy món trong lớp học (classroom objects) nên mình viết thêm:

WIND THE BOBBIN UP

Wind the bobbin up.
Wind the bobbin up.
Pull, pull, clap clap clap.
Wind it back again.
Wind it back again.
Pull, pull, clap, clap, clap.
Point to the ceiling,
Point to the floor.
Point to the window.
Point to the door.
Clap your hands together, 1 2 3.
Put your hands upon your knees.”

Và đây là đoạn mình thêm vô, mấy món này vòng vòng trong tầm mắt các bạn nhỏ à:

“Point to the tables.
Point to the chairs.
Point to the cupboard.
Point to the stairs…

…Point to the flowers.
Point to the trees.
Point to the teacher.
Point at me!”

Lớp của mình nằm ngay gần sân trường, nên hứng chí lên, mình dắt mấy bạn đi 1 vòng sân, vừa đi vừa hát, vừa học mấy thứ xung quanh luôn: stones, leaves, holes, bees, hats, sink, mat, etc.

Đặc biệt, khi mấy bài rhymes mà đưa vô chơi trò chơi thì khỏi phải nói, best của best luôn! Trẻ đọc thơ rôm rả, nghe mà nở từng khúc ruột vậy á, mà đọc là tương tác, là hội thoại hỏi đáp luôn chớ không phải cố gắng nhét vô một cách khiên cưỡng đâu nha.

Ví dụ nè:

THE PENNY IS HIDDEN

“The penny is hidden,
Where can it be?
In my right hand,
In my left hand,
You tell me.”

Trò này giáo viên giấu đồng xu (tốt nhất nên là đồng penny giống trong bài thơ luôn), xong rồi cho trẻ đoán thôi. Mấy bé 5-6t bên mình, sau một tháng đã biết nói “Left hand / Right hand,” hoặc “It is in your left/right hand,” hay “I think the penny is in your left/right hand.” Nguyên bài thơ còn nhớ, huống hồ 🥹

Hoặc trò này, trẻ lớp mình chơi 2 tháng rồi chưa chán, mà đòi chơi tiếng Anh chứ hông chịu chơi tiếng Việt.

CROCODILE (COLOR GAME)

“Crocodile, crocodile,
Lay across the river.
If not, what not,
What’s your favorite color?”

Trò này, mình cho trẻ ngồi trên ghế theo hàng ngang, một bạn làm cá sấu đứng đối diện (across the river), với một cái ghế để trước mặt. Cả lớp đồng thanh đọc bài thơ, rồi cá sấu sẽ đáp “My favorite color is…” Bạn nào có màu đó thì đứng dậy chạy 1 vòng xung quanh ghế, cá sấu đuổi theo bắt; nếu chạy kịp về chỗ thì an toàn. Chú ý là giáo viên phải quy định chạy theo chiều nào, và chạy đúng 1 vòng thôi, và phải chấp nhận đóng vai cá sấu trước trong mấy buổi, để trẻ chơi thoải mái và tự tin. Mấy bạn nhỏ lớp mình nhớ màu siêu luôn sau khi chơi trò này, mấy màu như brown, grey mà cũng nhớ luôn á nha.

Trò này, thoạt nghe thì thấy giống trò “Change chairs” kinh điển trong mấy trung tâm tiếng Anh. Nhưng mình nghĩ nó đem ngôn ngữ đến với trẻ trọn vẹn hơn, mượt mà hơn, và cho trẻ thời gian “nghỉ” lâu hơn khi phải đọc nguyên một bài thơ thay vì chỉ là câu mệnh lệnh đơn giản “Change chairs if you…”

Thêm 1 trò cuối cùng nha:

WHO PINCHED ME?

Trò này dễ òm luôn. Cả lớp ngồi thành vòng tròn trên ghế, một trẻ ngồi giữa vòng tròn, cúi đầu xuống gối, giơ 1 ngón tay lên. Giáo viên sẽ ra hiệu cho 1 bạn nào đó âm thầm bước lại và nhẹ nhàng bóp đầu ngón tay bạn kia. Khi cả lớp đồng thanh: “Who pinched you?” thì bạn nhỏ sẽ ngước lên và hỏi “Did you pinch me?” Bạn được hỏi sẽ trả lời “Yes, I did,” hoặc “No, I did not.

Cái mình muốn nhấn ở đây là cách nhấn nhá cho trẻ mau thuộc cấu trúc hỏi đáp, và tạo thành thói quen lên giọng cho câu hỏi Yes/No và xuống giọng cho “Wh-“. Bạn xem clip thử nghen:

Trời ơi mình lỡ viết dài quá rồi. Thôi mình ngưng ở đây. Mong là bạn tìm thấy điều gì đó thú vị qua bài này. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây nha. Hẹn bạn ở bài sau. Mà bài sau chắc lâu lâu mới viết, tại viết bài này xong mất sức quá huhu.

Chan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *