Giáo Dục Sớm (Early Childhood Development)

Mẹ Dạy Bé
Nhiều người hay quan niệm rằng dạy kiến thức và kỹ năng cho con từ nhỏ là ép con học, không cho con phát triển tự nhiên. Thực tế đó không phải là bản chất của việc giáo dục sớm. Việc dạy cho con các kỹ năng, giao tiếp và khơi gợi sự hứng thú học hỏi cái mới nhằm tạo tiền đề cho sự học sau này của trẻ do trẻ có khả năng tiếp thu nhanh và tự bản thân thấy hứng thú với việc học.
Giai đoạn 0-3 tuổi, như nhiều người đã biết, là giai đoạn vàng của trẻ, khi não đang trong thời kỳ phát triển, và do đó, trẻ có khả năng ghi nhớ vô hạn. Tất cả mọi thứ trẻ tiếp xúc, dù chủ động hay bị động, đều được ghi nhận vào não một cách tự động. Đó là lý do khi trẻ bắt đầu nói, ba mẹ được nhiều phen “hết hồn” khi con phát ngôn vượt ngoài sự mong đợi.

“Phát triển tự nhiên”, theo quan niệm của khá nhiều người, là để con tự do góp nhặt những gì chúng thấy hay ho, và ba mẹ sẽ là người hướng dẫn thêm. Câu hỏi đặt ra là, nếu ta không cho trẻ cơ hội tiếp xúc với những thứ mới như khái niệm toán học, chữ viết, v.v…, thì làm sao biết trẻ có hứng thú hay không?
Do đó, mình cho rằng nên giới thiệu với con càng nhiều thứ càng tốt, bất kể chủ đề, bất kể khó dễ. Đó cũng là lý do con mình nghe hiểu rất tốt. Tất cả những gì mọi người nói, bé đều hiểu rõ, làm theo (nếu thích) hoặc làm lơ (nếu không muốn). Đặc biệt, bé cực kỳ nhạy với ngôn ngữ, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Mình dạy cho bé theo phương pháp Shichida, phương pháp luyện não phải. Bé sẽ được phát triển toàn diện (kiến thức, kỹ năng vận động, khả năng đọc sách, tính toán, thậm chí phát triển giác quan thứ 6) nếu mẹ kiên trì làm theo các hướng dẫn. Tuy nhiên, phương pháp này lại ít có tài liệu hướng dẫn bằng Tiếng Việt. Mình sẽ góp nhặt trên mạng và dịch ra cho ba mẹ cùng đọc và nghiên cứu.
Hẹn bạn ở các bài sau chi tiết hơn nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *