Tag: steiner

DIYPenny for my Thoughts

Thủ công cho người lớn

Bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi như mất hết sức sống, đầu óc căng như dây đàn, nhưng sau khi chơi một đoạn nhạc, hoặc vẽ một bức tranh, hay đan móc thêu thùa, thì sẽ thấy nhẹ đầu hơn chưa? Theo như cách nói của bên giáo dục Waldorf, thì do bạn được "thở ra" đó. Còn nói kiểu dân gian mình, thì do bạn được "xả hơi". Đúng không?
Games and Activities

Dạy Toán bằng Tiếng Anh (theo phương pháp Waldorf)

Trẻ học trong môi trường Steiner Waldorf bắt đầu làm quen với chữ và số vào năm 7 tuổi, lớp Một. Trước đó, ở lứa tuổi mầm non, trẻ cũng có thực hành cộng trừ, nhưng thông qua những việc rất thực tế, ví dụ như chia trái cây cho các bạn trong giờ ăn xế chẳng hạn. Trẻ làm quen với chất lượng của con số, trẻ nhận biết "bảy" không phải là chữ số "7" mà là bảy miếng cam, bảy ly nước, bảy cái chén, v.v...
Games and Activities

Sinh Hoạt Vòng Tròn (Circle time) _ Tiếp theo

Bây giờ mình sẽ liệt kê vài trò chơi vòng tròn truyền thống mà mình học được sau này, khi nghiên cứu về cách dạy tiếng Anh theo Steiner heng. Các trò chơi này thường là các trò mà con nít chơi thật với nhau, chứ không phải một trò chơi được thiết kế nhằm phục vụ một điểm ngữ pháp hoặc một cấu trúc câu mà giáo án nhắm đến, như các games bên ESL. Ngược lại, chính từ trò chơi mà giáo viên rút mẫu câu ra để dạy. Thường những trò này được tiến hành dựa trên nền tảng các mẫu hội thoại luôn, rất tự nhiên.
Games and Activities

Trò chơi Ngón tay – Finger Plays

Trò chơi ngón tay thì mình sẽ dùng chính các ngón tay của mình để diễn giả bộ (pretend play) chứ không phải đeo rối lên tay để diễn như rối ngón tay (finger puppets). Các ngón tay sẽ đóng nhiều vai, từ người đến con vật, và cả đồ vật (nhà cửa, hang chuột, cầu thang, v.v...) nữa. Nói một cách dễ hiểu, nó như trò "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, chui vô hang, nằm ngủ" mà chúng ta học ở mẫu giáo vậy đó.