Thơ Thẩn Vẩn Vơ
Hôm nay mình tham gia một buổi chia sẻ của một cô giáo dạy tiếng Anh theo phương pháp Steiner Waldorf. Mình học được rất nhiều thứ hay ho và thú vị, trong đó phải kể đến cách làm sống dậy ngôn ngữ trong người chúng ta. Chắc do vậy nên hôm nay mình làm được quá trời thơ con cóc.
Thơ, Thơ ngắn trong Giảng dạy Tiếng Anh (Verses and Rhymes)
Rhymes (Thơ ngắn) là những bài thơ có vần điệu (thường là hiệp vần cách mỗi dòng), nhưng nó ngắn. Haha. Cho nên các bạn hay nghe người ta gọi mấy bài thơ ngắn trong trường mẫu giáo là "Nursery Rhymes" là vậy á. Mấy bài này hạp với con nít.
Câu chuyện Mùa Đông (Winter Story)
The winter has come and the snow has fallen onto the ground. All the animals have hibernated and all the birds have gone south. Only one little bird stays behind. He broke his little tail and cannot fly far nor high.
Dạy Toán bằng Tiếng Anh (theo phương pháp Waldorf)
Trẻ học trong môi trường Steiner Waldorf bắt đầu làm quen với chữ và số vào năm 7 tuổi, lớp Một. Trước đó, ở lứa tuổi mầm non, trẻ cũng có thực hành cộng trừ, nhưng thông qua những việc rất thực tế, ví dụ như chia trái cây cho các bạn trong giờ ăn xế chẳng hạn. Trẻ làm quen với chất lượng của con số, trẻ nhận biết "bảy" không phải là chữ số "7" mà là bảy miếng cam, bảy ly nước, bảy cái chén, v.v...
Sinh Hoạt Vòng Tròn (Circle time) _ Tiếp theo
Bây giờ mình sẽ liệt kê vài trò chơi vòng tròn truyền thống mà mình học được sau này, khi nghiên cứu về cách dạy tiếng Anh theo Steiner heng. Các trò chơi này thường là các trò mà con nít chơi thật với nhau, chứ không phải một trò chơi được thiết kế nhằm phục vụ một điểm ngữ pháp hoặc một cấu trúc câu mà giáo án nhắm đến, như các games bên ESL. Ngược lại, chính từ trò chơi mà giáo viên rút mẫu câu ra để dạy. Thường những trò này được tiến hành dựa trên nền tảng các mẫu hội thoại luôn, rất tự nhiên.
Sinh hoạt Vòng tròn (Circle Time)
Hôm nay mình muốn bàn về một hoạt động đừng nên bỏ qua trong giảng dạy, nhất là trong lớp học Waldorf, đó chính là Sinh hoạt Vòng tròn, tên tiếng Anh là "Circle Time".
Trò chơi vỗ tay – Clapping games
Trò chơi vỗ tay giúp trẻ cảm nhận tiết tấu (beat). Nếu ngôn ngữ có nhịp điệu (rhythm), thì thơ vè hoặc bài hát sẽ có tiết tấu. Nắm được tiết tấu, trẻ sẽ diễn đọc tốt hơn, hát đúng nhịp hơn, và sẽ cảm nhạc tốt hơn.
Trò chơi Ngón tay – Finger Plays
Trò chơi ngón tay thì mình sẽ dùng chính các ngón tay của mình để diễn giả bộ (pretend play) chứ không phải đeo rối lên tay để diễn như rối ngón tay (finger puppets). Các ngón tay sẽ đóng nhiều vai, từ người đến con vật, và cả đồ vật (nhà cửa, hang chuột, cầu thang, v.v...) nữa. Nói một cách dễ hiểu, nó như trò "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, chui vô hang, nằm ngủ" mà chúng ta học ở mẫu giáo vậy đó.
[DIY] Bong bóng xà bông
Hôm bữa lúc chưa cách ly, mình cho bé đi chơi trampoline ở công viên Thỏ Trắng thì thấy người ta mở dịch vụ cho chơi bong bóng xà bông khổng lồ. Giá 25 ngàn cho 10 phút. Ặc ặc. Mình mới chợt nhớ ra và quyết định viết bài này. Nó dễ muốn xỉu! Cái này chắc cũng nhiều người biết rồi. Với những ai chưa biết thì mình chia sẻ với các bạn nha.
Hihi. Nghe bạn nói vậy mình rất vui. Hiện tại mình đang khá bận. Mình sẽ cố gắng sắp xếp…